Tác Động Của Nắng Nóng 53°C Tới Cuộc Sống Người Dân TP.HCM – Giải Pháp Là Gì?

Nhiệt độ ngoài trời tại TP.HCM có thời điểm tăng vọt lên đến 53°C, khiến các chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ mất nước và sốc nhiệt do thời tiết cực đoan. Người dân được khuyến cáo hạn chế ra đường vào khung giờ nắng gắt, bổ sung đủ nước và che chắn kỹ càng để tránh Tác Động Của Nắng Nóng bảo vệ sức khỏe trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt.

Bước vào những tháng nắng nóng, người dân TP.HCM dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn. 

Ngày 23/4, TP.HCM tiếp tục trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời tại một số khu vực – đặc biệt là những nơi có bề mặt hấp thụ nhiệt như đường nhựa và bê tông – có thể lên đến 53 độ C.

Trong 24 giờ qua, nhiệt độ cao nhất ghi nhận tại huyện Nhà Bè là 33,4 độ C, trong khi tại sân bay Tân Sơn Nhất đạt 35 độ C.

Dự báo trong vài ngày tới, nắng nóng vẫn ảnh hưởng trên diện rộng, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, khoảng 45 – 50%. Thời điểm nắng nóng nhất trong ngày từ 12h – 16h.

Nguyên nhân chính là do bề mặt bê tông, nhựa đường hấp thụ và tỏa nhiệt mạnh. Mưa dông nhỏ lẻ không đủ làm mát, thậm chí khiến không khí thêm oi bức.

Bản đồ dự báo nhiệt độ cao nhất trong 24 giờ tới.

 

Cũng theo cơ quan khí tượng, trong 24 giờ qua, miền Đông Nam Bộ tiếp tục trải qua nắng nóng diện rộng, nhưng cường độ đã giảm so với ngày trước. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 33,4 – 36,8 độ C, với điểm nóng nhất tại Đồng Xoài (Bình Phước) đạt 36,8 độ C. Tại miền Tây, nắng nóng xảy ra cục bộ, nhiệt độ cao nhất từ 31,8 – 35,0 độ C, cao nhất tại Châu Đốc (An Giang) ghi nhận 35 độ C.

Dự báo ngày 23/4 và từ 27 – 30/4, nắng nóng tiếp diễn, tập trung từ 11h – 15h. Độ ẩm thấp khiến không khí hanh khô, làm tăng nguy cơ cháy nổ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dân cần chú ý bảo vệ sức khỏe và đề phòng các nguy cơ liên quan.

Khám phá: 1001+ Câu nói hot trend TikTok 2025, từ vựng Gen Z gây sốt cộng đồng mạng

 

Trước tình hình nắng nóng gay gắt như hiện nay, người dân TP.HCM có thể áp dụng một số giải pháp sau để tránh tác động của nắng nóng, bảo vệ sức khỏe và giảm tác động tiêu cực từ nhiệt độ cao:

  1. Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm nắng nóng
    Từ 11h đến 15h là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, nếu không cần thiết, nên hạn chế ra đường.

  2. Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài
    Mặc áo dài tay, đội nón rộng vành, đeo kính râm, khẩu trang và sử dụng kem chống nắng để giảm tiếp xúc trực tiếp với tia UV.

  3. Uống nhiều nước
    Bổ sung nước liên tục, ngay cả khi không cảm thấy khát, để tránh tình trạng mất nước và say nắng.

  4. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây
    Những loại thực phẩm này giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và nước cho cơ thể.

  5. Tránh để xe và vật dụng ngoài trời quá lâu
    Nhiệt độ cao có thể làm hư hỏng thiết bị, gây bỏng nếu tiếp xúc và thậm chí ảnh hưởng đến an toàn (như nổ bình xăng khi nhiệt độ quá cao).

  6. Điều chỉnh lịch sinh hoạt
    Có thể thay đổi thời gian tập thể dục, làm việc ngoài trời vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh nắng gay gắt.

  7. Tận dụng cây xanh và vật liệu chống nóng
    Tăng diện tích cây xanh xung quanh nhà, sử dụng vật liệu cách nhiệt, sơn chống nóng cho mái và tường nhà.

  8. Dùng điều hòa hiệu quả
    Sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ vừa phải (khoảng 26–28 độ C) để tránh sốc nhiệt khi ra ngoài và tiết kiệm điện. Đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa để tăng hiệu quả làm mát và tránh hao phí điện năng.

    Tham khảo một số mẫu điều hòa thông minh – Lựa chọn thông mình cho mùa nóng đỉnh điểm.

  9. Sử dụng quạt đúng cách

    Dùng quạt để lưu thông không khí, nhưng tránh để quạt thổi trực tiếp vào người trong thời gian dài. Sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ vừa phải (khoảng 26–28 độ C) để tránh sốc nhiệt khi ra ngoài và tiết kiệm điện. Đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa để tăng hiệu quả làm mát và tránh hao phí điện năng.

         Tham khảo một số mẫu quạt tuần hoàn lưu thông không khí – Lựa chọn thông mình cho mùa nóng đỉnh điểm.

 

Thông Tin Liên Hệ: