Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng chi tiết

Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là lễ trừ tịch, là một phong tục quan trọng trong văn hóa người Việt, thể hiện mong ước về một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc. Đây là dịp để gia đình tưởng nhớ tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn và cầu chúc những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Trong bài viết này, hãy cùng Phong Hòa tìm hiểu chi tiết “mâm cúng giao thừa gồm những gì?” để chuẩn bị lễ cúng chu đáo, mang lại nhiều may mắn cho bản thân và gia đình nhé!

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Trước khi tìm hiểu “Mâm cúng giao thừa gồm những gì?”, cùng chúng tôi tìm hiều ý nghĩa của việc cúng giao thừa ngay sau đây. Cúng đêm giao thừa, hay còn gọi là lễ Trừ tịch, là một nghi thức truyền thống đặc sắc của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. “Trừ tịch” mang ý nghĩa trừ khử ma quỷ, xóa bỏ những điều không may của năm cũ, mở ra một khởi đầu an lành cho năm mới. Thời gian cúng thường diễn ra từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, đánh dấu khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thể hiện mong ước về bình an, hạnh phúc và may mắn cho gia đình.

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa ngoài trời 

Vậy mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Mâm cúng giao thừa Tết vào ngày 29 Tết có sự khác biệt giữa các vùng miền, nhưng nhìn chung đều có những món cơ bản như mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, trà, muối, gạo, và quần áo, mũ nón dành cho thần linh. Đối với mâm lễ mặn, thường có thịt heo luộc, gà trống luộc, bánh chưng, xôi, và hoa tươi. Những gia đình là phật tử có thể thay mâm lễ mặn bằng mâm lễ chay với hoa quả. Mâm cúng phải được đặt trước cửa nhà, tuyệt đối không được cúng trong nhà hay ban công.

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?
Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Vào giờ phút giao thừa, gia chủ cần ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án thờ. Trong lòng thành tâm, gia chủ khấn vái, mời các thập phương chư thần, chư thiên chứng giám, cầu mong cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc, đồng thời cũng mời người thân đã khuất về hưởng lộc hương hỏa, mừng năm mới cùng con cháu.

Khám phá: Không cúng giao thừa có sao không?

Mâm cúng trong nhà cần những gì?

Bên cạnh mâm cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm cúng trong nhà, với các vật phẩm như ngũ quả, nến, hương, hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét), bánh kẹo, và mâm cỗ mặn hoặc chay tùy ý. Mâm cúng trong nhà thực chất là nghi lễ để bày tỏ lòng kính trọng, mời tổ tiên về sum vầy với con cháu trong năm mới. Đây là tín ngưỡng dân gian của người Việt và người Hoa, nhằm cảm ơn tổ tiên đã luôn bảo vệ và giúp đỡ con cháu trong suốt năm qua, đồng thời cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ con cháu gặp nhiều thuận lợi trong năm mới.

Mâm cúng trong nhà cần những gì
Mâm cúng trong nhà cần những gì

Theo phong tục, mâm cúng trong nhà sẽ được thực hiện sau mâm lễ ngoài trời, theo tập tục “nghênh tân, tiễn cửu”. Ý nghĩa của việc này là mời các chư thần và quan hành năm mới đến nhà, đồng thời tiễn đưa các quan hành cũ của năm cũ đi, mở đầu cho một năm mới đầy hy vọng và tài lộc.

Khám phá ngay: Có nên cúng Giao Thừa ngoài trời không? Cần lưu ý gì?

Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cho 3 miền

Phong Hoà tìm hiểu mâm cúng giao thừa gồm những gì? và chia sẻ cho bạn giúp bạn dù cho ở vùng miền nào vẫn có thể chuẩn bị mâm cúng chỉn chu nhất!

Miền nam

Do khí hậu miền Nam chủ yếu nắng nóng, phong tục chuẩn bị mâm cúng giao thừa của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội, dễ bảo quản và không cần phải chế biến trong thời gian dài:

  • Canh khổ qua nhồi thịt: Món ăn thể hiện mong muốn năm mới sẽ không còn khổ cực, đầy đủ và tròn đầy.
  • Canh măng: Măng tươi với hy vọng một năm mới phát triển, thịnh vượng như măng mọc cao.
  • Thịt kho hột vịt: Thịt kho hột vịt là món ăn truyền thống, tượng trưng cho sự đủ đầy và may mắn.
  • Chả giò: Món ăn này được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu, mang lại sự hòa hợp và thịnh vượng cho gia đình.
  • Củ kiệu: Một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng của người miền Nam, với ý nghĩa mang đến sự sạch sẽ, may mắn.
  • Bánh tét: Bánh tét không chỉ là món ăn truyền thống, mà còn mang ý nghĩa thể hiện sự bền bỉ, kiên trì.

Miền trung

Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cho 3 miền
Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cho 3 miền

Vậy ngoài miền nam, miền trung mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cùng khám phá ngay nhé! Mâm cúng giao thừa miền Trung thường gồm các món đặc trưng như:

  • Dưa món: Tượng trưng cho sự phát triển.
  • Giò lụa: Mang ý nghĩa sung túc.
  • Thịt bông: Đặc trưng của miền Trung, thể hiện sự hạnh phúc.
  • Gà bóp rau răm: Đem lại may mắn, tròn đầy.
  • Thịt heo luộc: Thể hiện sự ấm no.
  • Dưa giá: Tăng hương vị và mang lại may mắn.
  • Măng khô ninh: Mong ước phát triển mạnh mẽ.
  • Miến: Tượng trưng cho trường thọ.
  • Cá chiên: May mắn, phát tài.
  • Ram: Đem lại sự tròn đầy, thịnh vượng.

Tìm hiểu thêm: 10+ ý tưởng trang trí tết mầm non 2025 ấn tượng nhất

Miền bắc

Để trả lời cho câu hỏi “Mâm cúng giao thừa gồm những gì?”. Mâm cúng giao thừa miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa, nhưng nếu cỗ lớn, gia đình có điều kiện có thể bày 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 9 đĩa. Các món cúng truyền thống bao gồm:

  • Bát móng giò hầm măng: Mong cầu sự vững vàng, bền bỉ.
  • Bát bóng nấu thập cẩm: Thể hiện sự đủ đầy, may mắn.
  • Bát canh mọc: Tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ.
  • Bát miến nấu lòng gà: Mong muốn cuộc sống thuận lợi, an lành.
  • Bánh chưng: Biểu trưng cho đất trời, tổ tiên và sự đoàn viên.
Mâm cúng giao thừa gồm những gì?
Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin về “Mâm cúng giao thừa gồm những gì?”, giúp bạn hiểu rõ hơn về các món lễ truyền thống trong mâm cúng Tết Nguyên Đán. Mỗi vùng miền có những món đặc trưng riêng, nhưng đều mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, may mắn và sự an lành cho gia đình trong năm mới. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những thông tin về “mâm cúng giao thừa gồm những gì?” trong lễ cúng giao thừa, tạo nên không khí ấm cúng và thiêng liêng trong dịp Tết.

Thông Tin Liên Hệ:

  • Store Hồ Chí Minh: 136 Ông Ích Khiêm, Quận 11 (Chỉ bán Online)