Hướng dẫn vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt chỉ với 3 bước

Bộ lọc cặn là bộ phận nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của máy giặt. Nếu không được vệ sinh định kỳ, cặn bẩn tích tụ lâu ngày sẽ khiến máy hoạt động kém hiệu quả, dễ gây mùi hôi, thậm chí hỏng hóc nghiêm trọng. May mắn là việc vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt lại cực kỳ đơn giản, chỉ với 3 bước nhanh gọn. Cùng khám phá cách làm đúng chuẩn và những mẹo nhỏ giúp máy giặt của bạn luôn bền bỉ, sạch sẽ như mới!

Tác hại của việc không vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt

Bộ lọc cặn là nơi giữ lại các chất bẩn, xơ vải và tạp chất sinh ra trong quá trình giặt quần áo. Khi khối lượng giặt tăng lên, lượng cặn bẩn tích tụ cũng nhanh chóng đầy hơn – khiến bộ phận này dễ bị quá tải nếu không được vệ sinh định kỳ. Việc bỏ qua bước vệ sinh bộ lọc cặn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn:

Bộ lọc cặn máy giặt không được vệ sinh gây ra nhiều tác hại
Bộ lọc cặn máy giặt không được vệ sinh gây ra nhiều tác hại
  • Tắc nghẽn ống xả nước: Sau mỗi lần giặt, bộ lọc giữ lại nhiều rác vụn, xơ vải và cặn bột giặt. Nếu không được làm sạch thường xuyên, các chất này sẽ dồn lại, làm tắc đường ống xả khiến máy giặt không thể xả nước – đây là lỗi phổ biến thường gặp sau thời gian dài sử dụng.
  • Tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển: Môi trường trong máy giặt vốn ẩm ướt, khi kết hợp với các cặn bẩn bị ứ đọng sẽ trở thành “ổ” lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Đây chính là nguyên nhân gây nên các vấn đề về da, kích ứng – đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người có làn da nhạy cảm.
  • Quần áo có mùi hôi, không sạch như mong đợi: Khi bộ lọc quá bẩn, cặn bám có thể quay ngược trở lại lồng giặt và bám lên quần áo. Dù bạn có dùng nhiều nước xả hay bột giặt, quần áo vẫn có mùi ẩm mốc khó chịu và cảm giác không sạch hẳn.

Các dấu hiệu khi bộ lọc cặn máy giặt cần được vệ sinh

Khi bộ lọc cặn bị bám đầy chất bẩn hoặc tắc nghẽn, máy giặt sẽ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu bất thường. Dưới đây là những cảnh báo phổ biến cho thấy đã đến lúc bạn cần vệ sinh bộ lọc:

  • Quần áo giặt xong vẫn còn bẩn hoặc có mùi hôi khó chịu, dù đã dùng nước xả hoặc bột giặt như bình thường.
  • Máy giặt phát ra tiếng ồn lớn bất thường trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khi xả hoặc vắt.
  • Nước xả ra chậm hơn hoặc bị ứ đọng trong lồng giặt sau khi hoàn tất chu trình.
  • Màn hình hiển thị báo lỗi, kèm theo các mã lỗi liên quan đến hệ thống lọc hoặc thoát nước (tuỳ theo dòng máy).

3 bước vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt tại nhà

Bao lâu thì cần làm sạch bộ lọc cặn một lần?

Để thiết bị luôn vận hành ổn định và hiệu quả, bạn nên vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt định kỳ ít nhất 3 tháng một lần. Trong trường hợp gia đình sử dụng máy giặt với tần suất cao (giặt hằng ngày hoặc nhiều mẻ mỗi tuần), bạn nên rút ngắn thời gian vệ sinh xuống còn 1 tháng một lần để đảm bảo bộ lọc không bị bám bẩn, tắc nghẽn.

Cách vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt

Bước 1: Ngắt nguồn điện và chuẩn bị vệ sinh

Trước khi bắt đầu vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt, bạn cần rút phích cắm điện của máy giặt để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thao tác. Sau khi rút điện, hãy cuộn dây điện gọn gàng và đặt ở nơi khô ráo, tránh nước văng trúng khi vệ sinh. Đồng thời, nếu còn quần áo trong lồng giặt, hãy lấy hết ra ngoài để không gây cản trở trong quá trình tháo lắp và vệ sinh bộ lọc.

Bước 2: Xác định vị trí bộ lọc cặn theo loại máy

  • Đối với máy giặt cửa trên: Bộ lọc cặn thường được thiết kế dạng túi lưới hoặc khay nhựa hình chữ nhật, đặt trực tiếp bên trong thành lồng giặt. Bạn chỉ cần mở nắp máy giặt, quan sát thành lồng bên trong là sẽ thấy ngay bộ lọc này. Việc tháo lắp cũng khá đơn giản, chỉ cần bấm nhẹ chốt lẫy để gỡ ra.
Vị trí bộ lọc cặn máy giặt cửa trên
Vị trí bộ lọc cặn máy giặt cửa trên
  • Đối với máy giặt cửa ngang (cửa trước): Bộ lọc cặn thường nằm ở góc dưới phía trước thân máy, có thể lệch trái hoặc lệch phải tùy theo từng thương hiệu. Để mở nắp bảo vệ bộ lọc, bạn có thể dùng tua vít dẹt hoặc vật cứng nhỏ để cạy nhẹ tại phần chốt.
Vị trí bộ lọc cặn máy giặt cửa trước
Vị trí bộ lọc cặn máy giặt cửa trước
  • Lưu ý: Khi mở nắp, có thể sẽ có nước bẩn chảy ra, vì vậy hãy lót sẵn khăn lau hoặc đặt khay hứng nước bên dưới để tránh làm bẩn sàn nhà.

Bước 3: Vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt và ngăn chứa

  • Sau khi tháo rời bộ lọc, bạn dùng khăn ẩm hoặc bàn chải lông mềm để loại bỏ hết cặn bẩn, xơ vải bám trên bề mặt. Với những cặn bẩn lâu ngày, nên ngâm bộ lọc trong nước nóng khoảng 10 phút để làm mềm và dễ dàng làm sạch hơn. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo hoàn toàn.
  • Trong lúc chờ bộ lọc khô, bạn dùng khăn sạch lau kỹ ngăn chứa bộ lọc bên trong máy giặt, đảm bảo không còn sót lại cặn bẩn hoặc nước đọng.
Vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt
Vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt

Bước 4: Lắp lại bộ lọc và kiểm tra hoạt động

Khi bộ lọc đã khô hoàn toàn, lắp lại đúng vị trí ban đầu, đảm bảo các khớp ăn khít và chắc chắn. Để kiểm tra xem bạn đã lắp đúng chưa, hãy khởi động một chu trình giặt ngắn không có đồ. Nếu không thấy nước rò rỉ thì nghĩa là bộ lọc đã được lắp chính xác. Ngược lại, nếu có hiện tượng rò nước, hãy tháo ra và lắp lại đúng khớp.

Đừng bỏ lỡ các ưu đãi siêu khủng của các dòng máy giặt HOT nhất hiện nay tại đây: Máy giặt Xiaomi

Kết luận

Bộ lọc cặn tuy là một chi tiết nhỏ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của máy giặt. Việc vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt định kỳ không chỉ giúp máy vận hành êm ái, tiết kiệm điện nước mà còn đảm bảo quần áo luôn sạch sẽ, thơm tho sau mỗi lần giặt.

Vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt nên được thực hiện định kì
Vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt nên được thực hiện định kì

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường như quần áo không sạch, máy phát ra tiếng ồn, xả nước chậm hay xuất hiện mã lỗi, đừng chần chừ – hãy kiểm tra và làm sạch bộ lọc cặn ngay. Một vài phút chăm sóc đúng cách hôm nay sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có trong tương lai.

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy giặt đang vắt lại xả nước

Gia đình nên mua máy giặt cửa trước hay cửa trên?

Có nên đặt máy sấy trên máy giặt không? Một số lưu ý

Thông Tin Liên Hệ: